TRIM trong tiếng Anh có nghĩa là cắt tỉa, dọn dẹp… Và trên Excel, hàm TRIM trong Excel cũng có những tác dụng tương tự, đó là loại bỏ khoảng trắng không cần thiết trong một chuỗi. Khi sử dụng lệnh Trim cho một chuỗi nào đó, thì lệnh Trim chỉ giữ lại một khoảng trắng giữa các từ.
Và trong bài viết này, Đỗ Bảo Nam Blog sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cách dùng hàm Trim trong Excel qua các ví dụ minh họa. Các ví dụ được Đỗ Bảo Nam Blog thiết kế khá đầy đủ. Trong đó, có trường hợp sử dụng hàm Trim độc lập, có trường hợp hàm Trim kết hợp với các hàm khác như hàm Concatenate hàm Left, Mid, Right… Mời bạn đón đọc nội dung và video minh họa dưới đây:
Nội dung chính của bài viết
Video cách xóa khoàng trắng trong Excel bằng hàm Trim
Hàm Trim có thể được sử dụng độc lập, hoặc kết hợp với các hàm khác. Tuy nhiên trên thực tế, hàm này thông thường sẽ được sử dụng kết hợp với các hàm phổ biến khác như Concatenate, một số hàm lấy ký tự trong Excel như Left, Mid, Right… Và ở video dưới đây, Đỗ Bảo Nam Blog sẽ chia sẻ với bạn một số ví dụ về cách dùng hàm Trim trong Excel qua các ví dụ minh họa. Mời các bạn đón xem:
Công thức bỏ khoảng trắng với hàm Trim trong Excel
Nếu bạn đang cần phải loại bỏ các khoảng trắng thừa giữa các từ, thì hàm TRIM sẽ giúp bạn làm việc này. Hàm TRIM trong Excel là hàm dùng để loại bỏ tất cả khoảng trống ra khỏi văn bản. Khi sử dụng hàm này, kết quả trả về chỉ để lại một khoảng trống giữa các từ.
Công thức của hàm: TRIM(text)
Trong đó:
text: Đối số bắt buộc và là duy nhất. Đây chính là văn bản bạn muốn loại bỏ các khoảng trống.
Cách xóa bỏ khoảng trắng trong Excel với lệnh Trim
Trong các ví dụ dưới đây, Đỗ Bảo Nam Blog sẽ chia thành từng trường hợp sử dụng hàm Trim. File thực hành của hàm này bạn có thể download ở phía cuối của bài viết. Cụ thể, một số trường hợp của hàm này như sau:
Cách dùng hàm Trim trong Excel khi đứng độc lập
Trường hợp này thường xảy ra khi bạn mới làm quen với hàm Trim. Hoặc khi bạn phải giải quyết các bài toán đơn giản, thì hàm Trim có thể sử dụng một cách độc lập để loại bỏ khoảng trắng.
Trong ví dụ dưới đây, Đỗ Bảo Nam Blog có một cột HỌ VÀ TÊN. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà giữa họ và tên có nhiều khoảng trắng thừa. Bây giờ, yêu cầu của bài toán là xóa bỏ các khoảng trống này chỉ để lại một khoảng trống duy nhất giữa các từ.
Riêng trường hợp này, bạn có thể sử dụng hàm Trim một cách độc lập. Và đối số của hàm trong trường hợp này chính là văn bản trong cột HỌ VÀ TÊN.


Cách dùng hàm Trim kết hợp hàm Left hoặc Right/Mid
Đây là một trong những trường hợp phổ biến nhất khi sử dụng hàm Trim. Trong ví dụ dưới đây, vì một lý do nào đó mà cột HỌ VÀ TÊN khi nhập có rất nhiều khoảng trắng thừa. Mà yêu cầu của bài toán là tách HỌ ra khỏi HỌ VÀ TÊN.
Nếu đọc yêu cầu này, có thể bạn nghĩ ngay đến việc dùng hàm Left. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng hàm Left, bạn không thể giải được yêu cầu của bài toán này. Bởi, các ký tự trong phần HỌ của mỗi bạn là khác nhau. Không những vậy, một số tên bị nhập thừ khoảng trắng. Nên trường hợp này, bạn cần dùng đến lệnh Trim để xóa bỏ khoảng trắng thừa.
Như vậy trong ví dụ này, bạn cần kết hợp giữa các hàm Search trong Excel, hàm Left và hàm Trim. Trong đó, hàm Search dùng để tìm kiếm vị trí của khoảng trắng đầu tiên. Hàm Left dùng để tách lấy phần HỌ là các ký tự bên trái đến khoảng trắng đầu. Và hàm Trim sẽ có nhiệm vụ xóa bỏ khoảng trắng thừa trong cột HỌ VÀ TÊN.


Cách dùng hàm Trim kết hợp với Concatenate trong Excel
Hàm Concatenate là một hàm nối chuỗi trong Excel. Do vậy, trong nhiều trường hợp bài toán yêu cầu nối các chuỗi lại với nhau, thì bạn có thể dùng kết hợp với hàm Trim để xóa bỏ các khoảng trắng thừa. Điều này sẽ giúp bạn có kết quả đúng nhất.
Trong ví dụ dưới đây, Đỗ Bảo Nam Blog có 2 cột gồm cột HỌ VÀ TÊN ĐỆM, cột TÊN. Yêu cầu của bài toán là nối các chuỗi trong 2 cột này tại cột HỌ VÀ TÊN. Đọc yêu cầu của bài toán, nếu bình thường bạn có thể chỉ cần dùng hàm Concatenate là đủ. Tuy nhiên như hiện tại, cột HỌ VÀ TÊN ĐỆM có nhiều khoảng trắng thừa giữa các từ.
Do vậy trường hợp này, bạn cần loại bỏ khoảng trắng trong Excel. Như vậy, bạn chỉ giữ lại một khoảng trắng duy nhất. Khi đó, kết quả trong cột HỌ VÀ TÊN mới đảm bảo chính xác. Và công thức cho ví dụ dưới đây là: =CONCAT(TRIM(B7), ” “,C7)


Download file thực hành Excel trong bài viết
Toàn bộ các ví dụ được Đỗ Bảo Nam Blog chia sẻ trong hình ảnh và video ở bài viết này đều được chia sẻ trong file Excel dưới đây. Bạn có thể download về để nghiên cứu kỹ hơn về công thức bỏ khoảng trắng trong Excel cho các trường hợp.
File Excel được Đỗ Bảo Nam Blog up lên Google Drive. Bạn có thể xem nội dung trực tiếp trên Drive. Hoặc bạn click vào Tệp, chọn Tải Xuống, và chọn định dạng file xlsx để tải file Excel về máy.