Ổ cứng SSD và HDD là những linh kiện quan trọng trên máy tính. Mà đôi khi trên cùng một máy có thể được lắp song song 2 ổ cứng SSD và HDD cho laptop hoặc PC. Linh kiện này chúng ta nghe tên rất nhiều. Nhưng để hiểu đầy đủ về nó, có lẽ ít bạn sẽ để ý đến. Vậy, ổ cứng SSD là gì, ổ cứng HDD là gì? So sánh giữa hai loại ổ này có những ưu và nhược điểm gì? Nên chọn ổ cứng hãng nào tốt nhất hiện nay?
Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này trong nội dung dưới đây tại Đỗ Bảo Nam Blog. Bạn sẽ có thêm những thông tin đầy đủ, hữu ích về linh kiện này. Thông qua những chia sẻ tại Đỗ Bảo Nam Blog, bạn sẽ biết SSD và HDD cái nào tốt hơn. Từ đó, bạn sẽ chọn cho mình loại ổ cứng phù hợp. Hãy tham khảo ngay trong nội dung dưới đây…
Nội dung chính của bài viết
Ổ cứng SSD là gì? Nguyên lý hoạt động và các loại ổ cứng SSD hiện nay
SSD là từ viết tắt của tụm từ tiếng Anh Soid State Drive. Đây chính là ổ đĩa ở thể rắn có chức năng tương tự như loại ổ HDD truyền thống. Tuy nhiên, ổ đĩa SSD lại sử dụng các bộ nhớ bán dẫn như FLASH, SRAM hoặc DRAM để lưu trữ. Điều này khác biệt hoàn toàn so với HDD – dữ liệu được ghi lên các phiến đĩa.
Nguyên lý hoạt động của ổ cứng SSD: Ổ SSD sử dụng một tấm các ô nhớ (hay còn gọi là cell) để gửi và nhận dữ liệu nhanh chóng. Và những tấm này sẽ được thiết kế, phân chia thành từng phần. Các phần này có thể gọi là một trang (page) với kích thước từ 2KB – 16KB. Nhiều trang như này hợp lại sẽ thành một khối (block).
Các loại ổ cứng SSD trên thị trường hiện nay: Hiện nay, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng nhiều loại ổ SSD. Điều này giúp đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng thực tế của người dùng. Và các loại ổ SSD hiện nay bao gồm:
- SSD 2.5 SATA. Loại ổ này có cùng kích thước và chuẩn cắm so với HDD trên laptop.
- SSD m (mSATA và mPCle). Được thiết kế nhỏ gọn, sử dụng cổng SATA thu nhỏ để kết nối.
- SSD M.2 (M.2 SATA và M.2 PCle). Đây là loại ổ SSD tiêu chuẩn của hầu hết các laptop hiện nay.

Ổ cứng HDD là gì? Nguyên lý hoạt động và các loại ổ HDD hiện nay
HDD là tên viết tắt của Hard Disk Drive. Đây chính là một loại ổ cứng truyền thống phổ biến trên các máy tính từ trước đến nay. Trên ổ HDD, dữ liệu sẽ được ghi lên các phiến đĩa (gọi là platter). Hay nói một cách đơn giản hơn, dữ liệu sẽ được lưu trên bề mặt của tấm đĩa tròn đã được phủ vật liệu từ tính.
Khi đọc hoặc ghi dữ liệu, các tấm đĩa này sẽ được quay quanh một trục xuay. Tốc độ quay của đĩa sẽ ảnh hưởng đến tốc độ đọc và ghi dữ liệu. Và trên thực tế, ổ HDD hiện nay có hai tốc độ phổ biến là 5400 RPM (vòng mỗi phút) hoặc 7200 RPM. Một số ít trường hợp ngoại lệ, ổ cứng HDD có tốc độ quay lên đến 15000 RPM.
Nguyên lý hoạt động của ổ cứng HDD: Ổ đĩa sẽ có một đĩa tròn được phủ các vật liệu từ tính. Đĩa tròn này có thể được làm bằng nhôm, hoặc bằng thủy tinh, hay bằng gốm tùy theo từng loại. Ở giữa đĩa tròn sẽ có động cơ, hay còn gọi là trục xoay để quay đĩa. Khi đĩa cứng quay, dữ liệu sẽ được đọc, hoặc ghi vào đĩa.
Các loại ổ cứng HDD hiện nay
Nếu xét theo tốc độ quay của đĩa, thì thông thường sẽ có 2 loại gồm tốc độ 5400 RPM(vòng mỗi phút) và 7200 RPM. Tuy nhiên trên thực tế, người ta thường phân HDD thành hai loại chủ yếu sau:
- HDD Internal: Ổ cứng này có kích thước khoảng 3,5 inch. Đây là loại ổ cứng HDD thông thường gắn bên trong máy tính.
- HDD External: Ổ cứng này có kích thước khoảng 2,5 inch. Đây là loại ổ cứng gắn bên ngoài máy tính. Hay chúng ta thường gọi là ổ cứng di động.
So sánh SSD và HDD
Nếu bạn đang phân vân nên chọn loại ổ cứng nào cho máy tính, bạn hãy tham khảo bảng so sánh dưới đây. Bảng này được thiết kế rất chi tiết, dễ hiểu. Bạn có thể cân đối về tài chính và lựa chọn thiết bị lưu trữ phù hợp. Sau khi tham khảo bảng so sánh này, bạn sẽ có câu trả lời phù hợp cho câu hỏi nên dùng SSD hay HDD.
TIÊU CHÍ | Ổ CỨNG HDD | Ổ CỨNG SSD |
Giá thành | Hiện nay, hầu hết các loại ổ HDD đều có giá khá rẻ. | Ổ SSD có giá đắt hơn nhiều so với HDD |
Tốc độ ghi/đọc dữ liệu | Ổ HDD thông thường có tốc độ quay 5400rpm hoặc 7200rpm với khả năng đọc/ghi dữ liệu ở mức khoảng 200MB/s | SSD có tốc độ đọc và ghi dữ liệu vượt trội so với HDD, lên đến gần 500MB/s |
Độ bền ổ cứng | HDD có độ bền kém hơn bởi do cấu tạo cơ học, nên ổ dễ bị hỏng do các tác nhân vật lý. | SSD có độ bền cao hơn, hạn chế hỏng hóc bởi các tác nhân vật lý. Đồng thời, việc sửa chữa cũng dễ hơn. |
Độ ồn khi làm việc | Các ổ HDD thường sẽ bị rung và có tiếng ồn khi đọc hoặc ghi dữ liệu. | Ngược lại, ổ SSD lại hoạt động êm ái vượt trội hơn hẳn. |
Mức tiêu thụ điện năng | HDD có mức tiêu thụ nhiều hơn so với SSD | Tiêu thụ điện năng ít hơn so với ổ HDD |
Phân mảnh dữ liệu | Dễ bị phân mảnh bởi cấu trúc là mặt đĩa tròn. | Không bị phân mảnh do cấu trúc các chíp nhớ rời. |
Dung lượng ổ đĩa | Thường có dung lượng lớn, thậm chí lên đến hàng vài Terabyte (Tb) | Ổ SSD thường có dung lượng nhỏ hơn so với HDD |
Cách xem ổ cứng máy tính SSD hay HDD
Đây cũng là một nội dung được rất nhiều bạn quan tâm. Nhất là với bạn đang tìm mua máy cũ. Theo lời quảng cáo của người bán, họ bảo là ổ cứng là SSD. Nhưng để kiểm tra thực tế xem điều này có chính xác hay không, bạn thực hiện rất đơn giản.
Và tại website dobaonamblog.com, mình cũng đã có một bài viết chia sẻ khá đầy đủ về cách kiểm tra ổ SSD hay HDD. Bạn có nhiều cách để xem máy tính của mình đang dùng ổ nào. Nếu máy tính được lắp song song 2 ổ cứng SSD và HDD, thì bạn cũng hoàn toàn có thể kiểm tra được.
Cụ thể, bạn có thể sử dụng công cụ Defragment and Optimize Drives được tích hợp sẵn trên Windows để kiểm tra. Hoặc, bạn cũng có thể sử dụng công cụ PowerShell có sẵn để làm việc này. Chi tiết về cách kiểm tra ổ SSD hay HDD bạn tham khảo chi tiết trong video dưới đây:
Như vậy ở nội dung bài viết này, Đỗ Bảo Nam Blog đã chia sẻ khá đầy đủ thông tin về ổ cứng SSD là gì, ổ cứng HDD là gì và các thông tin liên quan. Với những thông tin này, Đỗ Bảo Nam Blog hy vọng bạn sẽ có lựa chọn loại ổ phù hợp với tài chính, nhu cầu của mình.